Công ty ĐỨC THỊNH kính chào quý khách!
Giờ mở cửa: 8:00h - 17:00h (Thứ 2 - Thứ 7)
Mạng xã hội: FacebookYoutube
Hotline hỗ trợ 24/7

0865 735 569

20 HIỆU ỨNG NỔI BẬT CHO SẢN PHẨM BAO BÌ

Bao bì hấp dẫn trực quan là yếu tố quan trọng để bán sản phẩm thành công và mặc dù bạn có thể có rất nhiều ý tưởng để tạo ra các thiết kế bao bì chất lượng cao, nhưng bạn có biết được bao nhiêu cách chi tiết tổng thể không. Chúng ta cùng tìm hiểu các kiểu hoàn thiện bề mặt khác nhau mà bạn có thể sử dụng và các hiệu ứng nổi bật để đưa bao bì của bạn lên một cấp độ cao hơn.

 

1. PHỦ UV BÓNG (GLOSS UV COATING)

Đây là một trong những phương pháp tráng phủ phổ biến nhất trong công nghiệp. Phương pháp này sẽ tạo ra một lớp phủ trong suốt với độ bóng cao. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò như là một lớp bảo vệ, đó là một lợi điểm của phương pháp phủ UV.

Chất tráng phủ UV là một dạng dung dịch, sau khi được tráng phủ lên bề mặt sản phẩm nó sẽ được sấy khô qua đèn sấy UV. So với tráng phủ gốc nước thì tráng phủ UV sẽ cho sản phẩm có độ bóng cao hơn rất nhiều và mang lại hiệu quả chống mài mòn rất tốt.

 

2. PHỦ UV NỔI (RAISED UV COATING)

Một cách tuyệt vời để thêm hiệu ứng xúc giác hoặc ấn tượng hơn đó là sử dụng phương pháp phủ UV nổi. Lượng chất phủ được thêm nhiều hơn làm cho lớp phủ dày hơn có thể làm nổi bật tính chất nghệ thuật hoặc đồ họa của sản phẩm, cũng như kích thích thị hiếu của người tiêu dùng muốn chạm vào vùng phủ UV. Hiệu ứng này còn được gọi là UV Tactle trong một số ứng dụng in bao bì.

Một trong những mẫu tuyệt vời ứng dụng hiệu ứng phủ UV nổi này đó là bọc đĩa DVD Star Trek.

 

3. PHỦ UV TỪNG PHẦN (SPOT UV PATTERN)

Một cách sử dụng phổ biến của phủ UV cục bộ đó là thu hút sự chú ý đến một vùng nhất định của sản phẩm in, chẳng hạn như phủ UV cục bộ trên logo để chỉ vùng logo là có hiệu ứng bóng.

 

4. PHỦ HIỆU ỨNG NGỌC TRAI (PEARLESCENT COATING)

Nếu bạn đang cần tìm kiếm một vẻ ngoài lung linh sang trọng thì lớp phủ lung linh ngọc trai là một cách để làm. Lớp phủ ngọc trai có thể là chất tráng phủ gốc nước hoặc gốc UV. Đối với chất phủ gốc UV, một lượng phụ gia bột ngọc trai sẽ được pha trộn vào chất phủ UV bóng. Tùy thuộc vào sự thay đổi và kích thước siêu vi của hạt, lớp phủ ngọc trai có thể tạo ra hiệu ứng bề mặt ấn tượng hơn hoặc tinh tế hơn. Đối với chất tráng phủ gốc nước cũng tương tự như vậy nhưng được pha trộn giữa chất phủ bóng gốc nước và bột ngọc trai.

Trong nhóm lớp phủ bóng ánh, lớp phủ ngọc trai có tính trang trí cao và được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp in. Với độ sáng chói ít hơn sẽ tạo thêm sức hấp dẫn độc đáo cho bất kỳ bề mặt nào mà không cần lấp lánh quá mức cần thiết. Bản chất độc đáo của lớp phủ ngọc trai có thể được sử dụng với một số màu sắc khác nhau, tạo ra hiệu ứng bóng như ngọc trai khi nhìn vào.

 

5. PHỦ HIỆU ỨNG LẤP LÁNH (GLITTER COATINGS)

Để có một cái nhìn rõ ràng và táo bạo, các lớp phủ lấp lánh là một cách để làm. Lớp phủ lấp lánh được tạo ra khi các hạt ánh lấp lánh lớn (50-200 micron) được thêm vào lớp phủ bóng UV. Chúng cũng có nhiều loại màu sắc khác nhau.

Các lớp phủ lấp lánh gây ra sự chú ý đặc biệt khi chúng được sử dụng và tận dụng được sự tương phản khi đặt bao bì ở vị trí tinh tế ví dụ như dưới góc đèn chiếu sáng phù hợp bên hông. Cũng có thể dễ dàng nhận thấy hiệu ứng lấp lánh được phóng đại rực rỡ như thế nào khi đặt một nguồn sáng phía sau nó.

 

6. PHỦ VARNISH BỀ MẶT (VARNISHES)

Varnish phục vụ cho nhiều mục đích bao gồm được sử dụng như một chất bảo vệ cho bề mặt in. Và, trong trường hợp lớp phủ mờ có thể được sử dụng để tạo ra độ tương phản lớn với vùng độ bóng cao hơn.

Varnish từng phần và varnish toàn phần

Cũng như là chất tráng phủ UV, varnish có thể được phủ từng phần ở vị trí cụ thể (spot) hoặc có thể được phủ ở mảng rộng lớn hoặc có thể phủ nguyên tờ in (flood).

 

7. PHỦ NHUNG (SOFT TOUCH COATINGS)

Nếu bạn đã từng chạm vào một gói hộp có vẻ mịn màng và tinh tế đến mức cảm thấy nó như nhung? Điều này là do lớp phủ hay varnish mềm tạo ra kết cấu mềm mại như nhung. Nó cũng làm cho sản phẩm trông mềm mại hơn so với một loại chất phủ có độ bóng cao hoặc định hình.

 

8. HIỆU ỨNG VỎ KIM LOẠI (METALLIC SHEEN)

Lớp phủ ánh bạc và vàng tạo cho ra một nét sang trọng nào đó cho bất kỳ bao bì nào sử dụng. Những lớp phủ vỏ kim loại này sáng bóng và đậm mà không gây cảm giác quá lạnh và cảm giác như kim loại. Sử dụng dưới màu cơ bản để tạo thêm ánh sáng vàng hoặc ánh bạc, nhiều ngành công nghiệp đã được sử dụng thành công hiệu ứng này để tiếp cận khách hàng của họ. Nếu chi phí của bạn không cho phép cho việc ép nhũ kim, thì các loại giấy dạng hiệu ứng vỏ kim loại là một giải pháp thay thế hiệu quả về chi phí tuyệt vời cũng mang lại hình thức và cảm giác tương tự.

 

9. PHỦ IRIODIN

Lớp phủ UV này chứa các hạt rất nhỏ, tạo ra hiệu ứng ánh sáng lung linh huyền ảo, tạo ra ánh sáng rực rỡ gần như ánh sáng của ngọc trai tự nhiên. Có màu sắc tự nhiên, lớp phủ này có thể trông mịn như lụa hoặc bóng như kim cương. Các hiệu ứng đáng kinh ngạc có sẵn với lớp phủ này làm cho nó trở thành rất được mong muốn để làm cho một hộp sản phẩm nổi bật. Các tiêu chuẩn cao về kiểm soát chất lượng làm cho lớp phủ có thương hiệu này được vinh danh trong hầu hết nhiều lĩnh vực.

 

10. PHỦ HIỆU ỨNG CÁT (GRIT COATING)

Lớp phủ này được biết đến với hiệu ứng xúc giác thô và gồ ghề. Mặc dù nó có vẻ mịn hơn giấy nhám, nhưng lớp phủ này là lựa chọn phổ biến nhất khi nói đến hiệu ứng của lớp phủ xúc giác. Độ bám của lớp phủ hữu ích như một bề mặt chống trượt và hoạt động tốt trong các ứng dụng đóng gói sử dụng nhiều lần.

 

11. PHỦ HIỆU ỨNG GIẤY NHÁM (SANDPAPER COATINGS)

Lớp phủ giấy nhám tinh tế hơn lớp phủ cát và chỉ cho ra một kết cấu bề mặt hơi thô. Lớp phủ tương tự như bề mặt một số sản phẩm bằng đất sét không tráng men và tạo cho sản phẩm nhựa và giấy có cảm giác hơi sắc cạnh.

Trong cả hai ứng dụng phủ, bạn có thể kiểm soát lượng hiệu ứng phủ lên bề mặt bằng thông số dung tích của trục phủ (thông số BCM trục phủ hay trục anilox). Thông số BCM của trục phủ càng nhỏ, thì lượng lớp phủ mà nó có thể mang và được phủ lên bề mặt tờ in càng ít và ngược lại với BCM cao hơn.

Cả hiệu ứng cát và giấy nhám đều có thể được sử dụng trên nhiều loại vật liệu khác nhau cho phép mang lại trải nghiệm xúc giác đầy kích thích.

 

12. PHỦ HIỆU ỨNG HOA VĂN NỔI (RETICULATION EFFECT)

Một cách khác để đạt được hiệu ứng hình ảnh cảm giác nổi với cách in trực tiếp trên máy đó là phủ hoa vân nổi. Hiệu ứng này đạt được khi phủ một lớp varnish từng phần và một lớp phủ UV toàn phần. Khi hai thứ này được phủ chồng lấn với nhau, sẽ xảy ra phản ứng hóa học tạo ra hiệu ứng xúc giác nổi và thị giác.

Khi thực hiện việc này với thợ in có kỹ thuật tốt và có kinh nghiệm để thao tác chính xác thời gian dừng, khô của trạm sấy và điều chỉnh máy in tốt lúc đó bạn sẽ nhận được kết quả độc đáo và đáng kinh ngạc.

Các hiệu ứng hoa văn khác nhau cũng có thể đạt được bằng cách sử dụng một tấm bản phủ varnish có hoa văn riêng biệt. Bằng cách tạo ra phản ứng với lớp phủ bóng UV và sử dụng thời gian khô, hiệu quả mà bao bì của bạn có thể có là vô hạn.

 

13. DẬP CHÌM & DẬP NỔI (EMBOSSING & DEBOSSING)

Trong lịch sử các phương pháp được sử dụng để tạo một hiệu ứng nhấn mạnh thì dập nổi tiếp tục là một lựa chọn của sự thanh lịch và sang trọng. Nâng cao và làm giảm góc cạnh khô khan của bao bì, mang lại cho khách hàng của bạn cảm giác khi cầm nắm hộp thú vị hơn do hiệu ứng xúc giác khi chạm vào vùng dập nổi.

Sử dụng vật liệu tương phản trong thiết kế của bạn để tạo sự khác biệt cho bề mặt vật liệu của bạn hoặc làm sống động một đối tượng. Dưới đây là một số kỹ thuật dập nổi và dập chìm có thể cân nhắc:

Hiệu ứng điêu khắc (Sculptured)

Hình thức này liên quan đến việc nâng cao hoặc hạ thấp các đặc điểm của thiết kế một cách sắc nét hoặc tròn trịa. Các đối tượng điêu khắc được thực hiện cẩn thận để mô tả độ nét và mức độ cao thấp một cách chân thực. Hiệu ứng điêu khắc nổi thường được làm bằng phương pháp thủ công.

Hiệu ứng đa lớp (Multi-Level)

Tương tự như cách tạo hiệu ứng điêu khắc, dập nổi hoặc dập nổi đa lớp có một số cấp độ cao thấp khác nhau. Bạn sẽ nhận thấy nhiều góc độ và hình dạng ba chiều sau khi thực hiện.

Hiệu ứng đơn lớp (Single-Level)

Phong cách dập nổi hoặc dập chìm này sử dụng một lớp cấp độ cao thấp duy nhất thay vì nhiều lớp. Đó là một phong cách gia công thành phẩm hợp thời trang và hiện đại.

 

14. ÉP NHŨ NÓNG (HOT FOIL STAMPING)

Hiệu ứng này được thực hiện với một máy ép nhũ sử dụng một khuôn kim loại đã được khắc hình ảnh của thiết kế cần ép hiệu ứng ánh kim mong muốn. Khi khuôn chạm vào một cuộn màng nhũ, cùng với áp lực và nhiệt độ nó sẽ làm cho màng giấy dính chặt vào khuôn. Sau đó, khuôn kim loại tiếp xúc vào bề mặt vật liệu của sản phẩm và chuyển lớp kim loại lên trên đó. Kết quả là một sản phẩm đã có hình ảnh ánh kim cao.

 

15. IN NHŨ LẠNH (COLD FOIL PRINTING)

Đây là cách có thể được thực hiện trực tiếp trên máy in. Sử dụng một bản in chuẩn, hình ảnh được in trên vật liệu với lớp keo nhũ lạnh nhạy với đèn UV. Màng nhũ ánh kim được dán vào chất keo đã in và một hình ảnh ánh kim được tạo ra. Sau đó, đèn sấy UV sẽ làm sấy chất keo bám chặt vào lớp vật liệu. Phần màng nhũ không dính vào chất keo sẽ bị tách loại bỏ.

 

16. MÀNG ÁNH KIM (METALLIC FOIL)

Thêm một lớp màng ánh kim vào thiết kế, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn về mẫu mã hiệu ứng ánh đa chiều và cấu trúc hoa văn đa dạng. Đồng thời khi sử dụng hiệu ứng này sẽ giúp làm nổi bật rõ ràng các yếu tố thương hiệu hoặc đồ họa nhất định. Nếu kết hợp màng ánh kim với dập nổi hoặc dập chìm có thể tạo thêm được chiều sâu cho sản phẩm.

 

17. MÀNG 7 MÀU (HOLOGRAPHIC FOILS)

Sử dụng màng nhũ hologram hay còn gọi là nhũ 7 màu giúp hộp hay khay sản phẩm có khả năng thay đổi màu sắc khi nhìn ở các góc độ nhìn khác nhau. Đây là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào bao bì. Các nhũ hologram mang lại sự vui tươi và tinh tế cho bao bì sản phẩm.

 

18. CÁN MÀNG TRONG (CLEAR FOILS)

Khi sử dụng cán màng trong sẽ tạo ra khả năng phản xạ hình ảnh cao mà vẫn có thể thấy được nội dung hình ảnh in bên dưới. Điều này đặc biệt hữu ích cho thực phẩm, đồ uống, sản phẩm tiêu dùng và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Nó cũng có thể được sử dụng để cung cấp cho khách hàng bản xem trước của một sản phẩm bên trong mới.

 

19. MÀNG BẢO MẬT (MICRO-ETCHING ON FOILS)

Màng được sử dụng cho mục đích bảo mật có thể bao gồm các hình dạng hình học, hoa văn và thậm chí cả biểu trưng thương hiệu thay đổi khi người xem thay đổi tiêu cự. Tạo ra hiệu ứng cao cấp hơn bằng cách sử dụng nó với một mảng lớn thay cho đường viền hoặc vùng nhận dạng nhỏ.

Đối với các mục đích an ninh, một lớp màng bảo mật có thể giúp ngăn chặn việc làm giả các mặt hàng như phiếu giảm giá có giá trị cao (như hình trên) có thể dễ dàng bị sao chép, gây ra thiệt hại lớn cho nhà bán lẻ vì nhà sản xuất sẽ không thu hồi phiếu giảm giá gian lận.

Nói chung, đây cũng là giải pháp bắt mắt khách hàng, nó hoàn hảo cho cả vùng nhấn nhỏ hoặc lớn.

 

20. BẾ (DIE CUTTING)

Cắt bế, một công đoạn hoàn thiện sau khi ép, cho phép các hộp bao bì và in ấn có những đường cắt độc đáo có thể thay đổi từ đơn giản đến cực kỳ phức tạp. Từ hình dạng đến chữ cái, cắt bế thu hút sự chú ý đến bản chất kích thước của các mặt ghép và đặc tính của chính vật liệu đó.

 

Chúc các bạn chọn được hiệu ứng phù hợp cho sản phẩm bao bì của mình và đạt được kết quả tốt nhất khi gia công thành phẩm.

 

Các nguồn tham khảo tổng hợp: Internet

Biên soạn bởi Đức Thịnh PIM

Tin liên quan

đăng ký nhận tin

Hãy là người đầu tiên biết về sản phẩm mới nhất của chúng tôi
ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG

20 HIỆU ỨNG NỔI BẬT CHO SẢN PHẨM BAO BÌ

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0865 735 569