Công ty ĐỨC THỊNH kính chào quý khách!
Giờ mở cửa: 8:00h - 17:00h (Thứ 2 - Thứ 7)
Mạng xã hội: FacebookYoutube
Hotline hỗ trợ 24/7

0865 735 569

CẤU TRÚC MÀNG NHŨ NÓNG (HOT STAMPING FOIL)

 

Màng nhũ nóng

Như chúng ta biết, đặc điểm chung của tất cả các quy trình in nhũ đó là sử dụng mực in; các mực in này có thành phần khá khác biệt nhau liên quan đến tính chất độ nhớt và cơ chế khô riêng.

Còn đối với ép nhũ nóng thì lớp màng nhũ thay thế cho mực in, lớp màng nhũ này dưới dạng khô; có tuổi thọ và dùng tốt trong ít nhất 1 năm dưới điều kiện bảo quản bình thường. Việc đổi màu đơn giản chỉ là việc đổi cuộn nhũ màu khác thế là xong, nó không giống như đổi mực trong in là phải vệ sinh các đơn vị in trước khi đổi màu.

Về cấu trúc của màng nhũ nhìn theo hướng từ khuôn ép nhũ xuống vật liệu cần ép bao gồm những lớp hay thành phần cơ bản sau:

  • Lớp màng dẫn (Carrier layer)
  • Lớp tách dính (Release layer)
  • Lớp phủ lacquer hoặc màu bề mặt (top lacquer or color coat)
  • Lớp kim loại (Metallization)
  • Lớp keo (Adhesive layer)

Cấu trúc màng nhũ nóng

Lớp màng dẫn (Carrier layer)

Là lớp đế và cũng là lớp có tác dụng mang lớp nhũ trong suốt quá trình ép nhũ trên máy.

Độ dày lớp này có thể khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng, nhưng thông thường trong lĩnh vực in thì độ dày ít nhất 12 µm, một vài lớp màng lên đến 16 µm hoặc có thể đến 19 µm hay hơn trong một số trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn như trong lĩnh vực nhựa trang trí, lớp màng này có thể lên đến 50 µm. Lớp màng mỏng hơn 12 µm chỉ ứng dụng trong sản xuất màng nhũ chuyển nhiệt.

Ngày nay, lớp màng này dùng là màng polyester. Vì sao chỉ có màng Polyester đặc biệt phù hợp cho màng nhũ?

Đó là vì:

  • Độ bền cơ học tốt
  • Ổn định trong điều kiện nhiệt độ cao và kích thước ổn định
  • Chiụ được dung môi
  • Độ trong suốt cao.

 

Lớp tách dính (Release layer)

Một thành phần rất quan trọng của màng nhũ đó là lớp tách dính. Nó cực kỳ quan trọng trong việc đối với độ đồng đều của lớp nhũ, nó nằm phân bổ đều trên toàn bộ bề mặt của màng nhũ.

Lớp này còn ảnh hưởng đến khả năng chịu mài mòn cơ học của lớp nhũ sau khi ép và khả năng in hay tráng phủ lên trên bề mặt.

Lớp tách dính này nhìn chung rất mỏng (< 0.01 µm) và thường được làm từ thành phần sáp và nhựa hòa tan.

Độ dày lớp này cũng có ảnh hưởng nhiều đến khả năng tách dính của nhũ và độ sắc nét của hình ảnh ép.

 

Lớp phủ lacquer hoặc màu bề mặt (top lacquer or color coat)

Đây cũng là lớp rất quan trọng trong cấu trúc của màng nhũ với các chức năng:

  • Tạo màu sắc của nhũ bởi các hạt màu (pigments) hoặc bột nhuộm (dyes) hòa tan
  • Tạo độ bóng bằng các chất phụ gia bóng
  • Kết dính bụi hơi kim loại
  • Chịu được nhiệt độ
  • Chịu được tác động cơ học và hóa học
  • Tách dính
  • Tính chất ép (độ sắc nét)
  • Khả năng in và tráng phủ lên trên.

 

Lớp kim loại (Metallization)

Tùy thuộc vào loại màng nhũ và ứng dụng của nó, các kim loại như là nhôm, crôm, vàng, bạc, đồng và thậm chí các loại muối kim loại có tính năng quang học cũng được sử dụng.

Kim loại được dùng nhiều nhất trong màng nhũ ngành in đó là nhôm.

 

Lớp keo (Adhesive layer)

Lớp keo có nhiệm vụ kết dính chặt các lớp nhũ ép lên trên bề mặt vật liệu in. Đó là một hỗn hợp gồm nhựa keo, sáp và một số phụ gia được kết rắn ở một nhiệt độ nhất định.

Độ dày lớp keo này phụ thuộc mức chất lượng màng, khoảng từ 0.5 đến 5 µm trong ngành in.

Thành phần và độ dày của lớp keo khác nhau tùy thuộc vào loại vật liệu in mà màng nhũ này sẽ ép lên.

Như vậy, là chúng ta đã hiểu cơ bản về cấu trúc màng nhũ ép nóng hay còn gọi là ép kim.

Chúc các bạn nhiều thành công trong công việc!

 

Nguồn: Kurz

Biên dịch và chỉnh sửa nội dung bởi Đức Thịnh PIM

Tin liên quan

đăng ký nhận tin

Hãy là người đầu tiên biết về sản phẩm mới nhất của chúng tôi
ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG

CẤU TRÚC MÀNG NHŨ NÓNG (HOT STAMPING FOIL)

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0865 735 569